Một số lỗi người viết thường gặp khi phân tích đề bài IELTS Writing Task 2 (PART 2)

Một số lỗi người viết thường gặp khi phân tích đề bài IELTS Writing Task 2 (PART 2)

Một số lỗi người viết thường gặp khi phân tích đề bài IELTS Writing Task 2

Như đã giới thiệu ở trên, có 4 tiêu chí để chấm bài Writing task 2, người viết thường có xu hướng chỉ học từ vựng và trau chuốt ngữ pháp mà quên đi rằng khi viết một bài văn, cần phải đúng trọng tâm trước khi hay. Bởi vậy, yếu tố Task Response (đáp ứng yêu cầu đề bài) thường bị xem nhẹ, hậu quả là dù có từ vựng “cao cấp” hay ngữ pháp đa dạng và chính xác nhưng bài làm vẫn không đạt được điểm cao. Nguyên nhân của điểm Task Response thấp trước hết đến từ bước phân tích đề bài: việc không hiểu, hiểu sai hay trả lời thiếu các yêu cầu trong đề bài sẽ khiến bài viết đi lệch trọng tâm. Dưới đây là một số lỗi người viết có thể gặp phải trong quá trình phân tích đề bài:

1. Không đọc kĩ đề bài dẫn đến hiểu sai đề bài

Trong quá trình làm bài, người viết có thể gặp những chủ đề khá quen thuộc, dẫn đến tư tưởng chủ quan khi phân tích đề. Nhiều người viết thường bắt tay vào viết ngay mà không dành đủ thời gian đề xem xét đề bài, khiến bài viết bị “lạc đề”.

Ví dụ khi gặp một đề bài: “Some people think that children should begin their formal education at a very early age. Some think that they should begin at least 7 years old. Discuss both view and give your opinion.” Một người viết học sinh đã bày tỏ quan điểm như sau trong phần mở bài:

“People have different views with regards to a social issue, that is whether children should attend academic subjects when they are very young, such as at 7 years old. From my personal perspective, I believe they should enroll in primary school with formal education when they are 10 years old.”

Không bàn đến các yếu tố từ vựng và ngữ pháp, ta dễ dàng nhận ra người viết đã không đọc kĩ và hiểu sai yêu cầu của đề bài. Cụ thể hơn, đề bài đưa ra hai quan điểm trái chiều: một bên nghĩ rằng trẻ con nên đi học khi đạt ít nhất là 7 tuổi và một bên cho rằng nên cho trẻ con tiếp cận giáo dục khi còn rất nhỏ ( dưới 7 tuổi).  Nhưng ở trên, người viết học sinh đã bày tỏ quan điểm của mình cho hai ý kiến: trẻ con nên đi học khi đạt 7 tuổi hay 10 tuổi, và tiếp tục bàn luận về hai ý kiến này cho phần thân bài và kết bài.

Như vậy, trong quá trình đọc đề bài ta cần phân tích cẩn thận, tránh trường hợp chủ quan khi gặp những chủ đề quen thuộc.

2. Không phân biệt được dạng câu hỏi của đề bài

Đề bài sẽ thường được chia thành 5 dạng như đã giới thiệu ở trên. Người viết nên làm quen và luyện tập cả 5 dạng bài để có thể nhận biết được các dấu hiệu của từng dạng bài và đưa ra những cách triển khai phù hợp.

Discuss both views và Agree or Disagree là hai dạng bài dễ bị nhầm với nhau vì cùng đòi hỏi người viết phải đưa ra ý kiến cá nhân sau khi đã phân tích các mặt của vấn đề. Tuy nhiên, trong khi ở dạng Agree or Disagree, người viết có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm trong đề bài, và chỉ cần đưa ra những luận điểm chứng minh cho ý kiến của mình, thì dạng Discuss both views đòi hỏi người viết phải phân tích cả hai quan điểm rồi mới đưa ra ý kiến.

Ví dụ đề bài như sau: “Some people believe that studying at university or college is the best route to a successful career, while others believe that it is better to get a job straight after school. Discuss both views and give your opinion.” Người viết có thể mắc lỗi xác định nhầm dạng bài, chỉ đồng tình với một ý kiến, ví dụ như “mọi người nên học đại học để có thể thành công” mà không phân tích ý kiến còn lại. Hoặc người viết có thể hiểu nhầm và viết sang dạng Advantages và Disadvantages, phân tích mặt lợi và hại của việc học đại học.

3. Không trả lời được đầy đủ các yêu cầu của đề bài

Đối với dạng Two – part question, người viết được yêu cầu phải trả lời hai câu hỏi xoay quanh một vấn đề. Ví dụ đề bài: “Today parents spend little free time with their children. Why is it the case ? Who are more affected: parents or children?” Đề bài yêu cầu nêu lý do tại sao cha mẹ giành ít thời gian cho con cái và trả lời câu hỏi điều này sẽ ảnh hưởng đến ai nhiều hơn. Ở đây, người viết có thể đi vào phân tích hiện tượng này có tác động thế nào đến cả cha mẹ và con cái mà quên đi câu hỏi cốt lõi mà đề bài nêu ra “Ảnh hưởng tới ai nhiều hơn?”. Chúng ta cần phân tích và xác định đúng trọng tâm của câu hỏi trước khi bắt tay vào trả lời bất kì câu hỏi nào.

4. Không xác định được những keywords quan trọng trong đề bài hoặc xác định thiếu keyword quan trọng

Cho đề bài như sau: “Many people say that universities should only offer places to young students with the highest marks, while others say they should accept people of all ages, even if they did not do well at school. Discuss both views and give your opinion.”

Trong trường hợp sau, một người viết học sinh đã xác định những keywords mà người viết sẽ tập trung phân tích trong bài là “universities”, “ offer places”,highest marks”, “accept people”,did not do well at school”. Và bài writing của người viết đi theo hướng phân tích tại sao các trường đại học chỉ nên tuyển những học sinh điểm số cao và tại sao họ nên chấp nhận cả những người không có kết quả học tập tốt.

Như vậy, người viết đã bỏ quên những keywords cũng rất quan trọng: “young students”, “all ages”. Đề bài không chỉ tập trung vào kết quả học tập của học sinh trong việc tuyển sinh vào đại học, mà còn đề cập đến độ tuổi. Như vậy, người viết đã thiếu mất một trọng tâm của đề bài.

 

XEM THÊM CÁCH PHÂN TÍCH ĐỀ IELTS WRITING TASK 2 – MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP VÀ GIẢI PHÁP (PART 1)

 

Click vào ĐÂY để được tư vấn về khóa học.

 

Scroll