CÁCH TRẢ LỜI SPEAKING PART 3 KIỂU "LẨY"
Để gói gọn cách trả lời phần này trong một post là điều không thể, nhưng mình sẽ chỉ cho các bạn "vài đường cơ bản" để ứng phó với các câu hỏi về xã hội trong phần thứ 3 của bài thi Nói.
BƯỚC 1: CÂU GIỜ
Nếu bạn gặp 1 câu hỏi mà không có ý tưởng gì trong đầu, hãy câu giờ bằng những câu sau:
- That's a very interesting question - "câu này hay quá anh ạ!"
- I've never thought about this before - "em chưa bao giờ nghĩ về cái đề tài này cả!"
- To be honest, it's not an area of my interest - "thú thực với anh là đây cũng không phải một đề tài em quan tâm"
Bí quá thì dùng... cả 3 câu. Nhưng nhớ trong lúc câu giờ là phải nghĩ ra một ý gì để nói nhé, dù đơn giản cũng được
BƯỚC 2: NÓI CHUNG CHUNG
Hãy lấy ví dụ câu này:
"Is advertising harmful to viewers?"
Nếu các bạn chưa nghĩ ra được một cái harm nào cụ thể, hãy cứ nói chung chung là "Có rất nhiều harms":
- Well, you know, there is a lot of harm from watching advertisements.
Đối với đa số các câu Part 3, các bạn đều có thể trả lời chung là "có rất nhiều..." trước khi nói cụ thể hơn. Việc nói câu "có rất nhiều..." là để câu trả lời hệ thống hơn, và "câu" cho bạn chút thời gian nghĩ ý.
BƯỚC 3: NÓI CỤ THỂ
Khi nói cụ thể, bạn nên bắt đầu bằng "For example,...". Vì nếu bạn liệt kê bằng "First,..." thì chưa chắc bạn đã nghĩ ra ý thứ hai để nói:
- For example, it could make us buy things we do not need, and that's definitely a waste of money. This is particularly troubling among children, who are heavily influenced by commercials and always pester their parents for the products they see advertised.
Trong phần trên, các bạn thấy là mình bắt đầu bằng một câu khá đơn giản (... buy things we do not need...), sau đó mới phát triển và khai thác. Đây là một phương pháp luyện tập tốt, giúp bạn bình tĩnh hơn và nói trôi chảy hơn.
BƯỚC 4: NÓI MẶT KHÁC CỦA VẤN ĐỀ
Nếu tự nhiên trong khi nói mà bạn chợt nảy ra một ý tưởng theo chiều hướng ngược lại (VD: đang nói về tác hại mà nghĩ ra một lợi ích), thì các bạn cũng nên đề cập luôn. Nhớ phải dùng ngoặt từ (but/ however/ nonetheless/ that said/ ...) nhé:
- That said, I think adverts also have some benefits. They inform us of the choices available in the market and allow us to compare different products.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN CHÚ Ý
1) Câu hỏi phỏng đoán (VD: How will Hanoi change in 10 years?)
Các bạn không nên dùng thì tương lai đơn (will/ going to...) cho các câu này. Lý do là vì đây chỉ là những phỏng đoán, không chắc chắn xảy ra. Các bạn nên dùng:
- would + V
- we may expect to see ...
- be expected to + V
2) Câu hỏi so sánh quá khứ - hiện tại
Khi câu hỏi đã có so sánh, bạn nên dùng nhiều các tính từ so sánh, hoặc cấu trúc câu sau:
[Hiện tại] whereas/ while [Quá khứ]
VD: Teachers in the past were quite hard-line and refused to listen to students' feedback whereas nowadays they are more receptive to comments and criticisms.
Click vào ĐÂY để được tư vấn về khóa học.