3 Tips “lấy lòng” giám khảo trong phòng thi IELTS Speaking

3 Tips “lấy lòng” giám khảo trong phòng thi IELTS Speaking

3 Tips “lấy lòng” giám khảo trong phòng thi IELTS Speaking

Có một yếu tố trong phòng thi IELTS Speaking khiến không ít bạn thí sinh “hồn xiêu phách lạc” hơn bất cứ topic khó nhằn nào hết – Đó chính là GIÁM KHẢO IELTS!

Thoạt nghe vô lí, nhưng ai đã một lần bước chân vào phòng thi Speaking “tử thần” rồi sẽ hiểu ý mình. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp về giám khảo IELTS Speaking. Đồng thời, mình đưa ra một số tips nhằm giúp các bạn vượt qua nỗi sợ mang tên “giám-khảo-phobia”. Bắt đầu nhé!

Xem thêm: 1 số Collocation" ăn điểm " trong Ielts Speaking

 

Bạn đã thật sự hiểu về giám khảo IELTS Speaking?

Mình cũng từng là một thí sinh bỡ ngỡ đi thi IELTS, và mình cũng từng sợ giám khảo Speaking!

Lần đầu đi thi năm 2012 (khi ấy mới học lớp 11), mình gặp một giám khảo trông khá khó tính – mắt nhìn chằm chằm, không cười, không thân thiện. Chính điều này đã làm mình bị tâm lí. Hệ quả là số điểm Speaking đạt được trong lần thi ấy không được như mong đợi. Cũng vì chuyện này mà mình đem lòng “oán hận” vị giám khảo. Mình đã từng cho rằng nếu giám khảo bớt gây khó dễ hơn thì số điểm của mình đã cải thiện ít nhiều. 

Tuy nhiên, trải qua quãng thời gian đi dạy & hướng dẫn kĩ năng Speaking cho nhiều học viên, cũng như làm việc với nhiều giám khảo IELTS, quan điểm của mình đã “quay xe” hoàn toàn.

Mình nhận ra: các giám khảo IELTS phải chịu khá nhiều tiếng oan!

Vậy thì trước khi nói về các tips, chúng ta sẽ giải quyết một số thắc mắc hay gặp về giám khảo trước nhé;. Chắc chắn những lời giải đáp dưới đây sẽ giúp mọi người vỡ ra nhiều điều chưa từng nghĩ tới đấy. Cùng minh oan cho giám khảo Speaking nào!

1. Giám khảo Speaking ở IDP/British Council chấm dễ/khó hơn?

Đây là lầm tưởng phổ biến và gây tranh cãi trong cộng đồng ôn luyện nhiều năm nay. Để hiểu được vấn đề này, bạn cần xét đến 2 khía cạnh (1) KHÁCH QUAN và (2) CHỦ QUAN.

(1) Trên thực tế, các tiêu chuẩn chấm thi được thiết kế KHÁCH QUAN và áp dụng tại cả 2 đơn vị tổ chức chính thức kỳ thi IELTS là IDP và BC.

giám khảo ielts chấm dễ hay khóCác giám khảo đều tuân thủ các tiêu chí chấm thi ở trong IELTS Speaking Band Descriptors.

(2) Tuy nhiên, bạn cũng cần phải hiểu rằng, các giám khảo cũng chỉ là con người, nên đều có quan điểm CHỦ QUAN. Họ đều có đánh giá chủ quan của riêng mình khi nhận xét một phần thi của thí sinh.

THẾ NHƯNG, sự khác biệt này đã được tính đến trong hệ thống chấm điểm rồi. Cụ thể, mỗi phần thi Speaking của thí sinh đều được ghi âm. Hội đồng huấn luyện giám khảo (examiner trainer) sẽ sẽ thường xuyên có các buổi review kết quả chấm thi để đánh giá giám khảo có đủ năng lực để chấm thi không. Nếu examiner chấm lệch hơn 0.5 band so với kết quả của examiner trainer, họ sẽ có thể phải tham gia review lại năng lực hoặc phải training lại.

Ngoài ra, sẽ luôn có giám khảo khó tính/dễ tính hơn người còn lại trong hội đồng chấm thi của BC và IDP. Do đó, việc họ chấm gắt hơn/dễ hơn là hoàn toàn có thể xảy ra, không phân biệt là bạn thi ở đâu nhé.

Xem thêm: Nên xử lý thế nào khi gặp câu hỏi khó trong Ielts Speaking

2. Tại sao giám khảo Speaking lại không niềm nở?

Đơn giản vì họ… không cần phải niềm nở.

Mục tiêu của mọi giám khảo IELTS Speaking là đánh giá được độ hiệu quả trong sử dụng ngôn ngữ nói của thí sinh một cách chính xác và khách quan nhất. Do vậy, nhiệm vụ của họ chỉ là tập trung hỏi và đánh giá. Chúng ta không thể đòi hỏi họ cười tươi, khích lệ chúng ta giống như giáo viên của mình.

Hơn nữa, bạn thử nghĩ xem: Một giám khảo phải gặp bao nhiêu thí sinh một ngày? Bật mí nhé: hàng chục. Một lần nữa phải nhắc lại, giám khảo cũng là con người thôi! Họ có cố gắng giữ tác phong chuyên nghiệp mấy cũng khó tránh khỏi áp lực và căng thẳng. Do đó, đừng hiểu lầm rằng họ ghét chúng ta; chỉ là họ đang làm đúng công việc của mình thôi.

Đừng lo sợ nếu giám khảo IELTS Speaking của bạn lạnh lùng thế này nhé!

3. Giám khảo Speaking có cố tình gây khó dễ cho bạn không?

Không. Như mình vừa nói ở trên, việc chấm thi Speaking cần sự chính xác và khách quan. Mà gây khó dễ thì còn gì là khách quan nữa?

Tất nhiên, sẽ có những phần nhất định mà ở đó giám khảo Speaking đặt ra cho bạn một chút thử thách . Một ví dụ điển hình phần Speaking Part 3. Nhưng đừng cho rằng giám khảo đang “dìm” mình. Thực ra, họ đang tìm cách nâng điểm cho chúng ta đấy! (“Nâng” ở đây tức là giám khảo cố gắng đẩy chúng ta đến mức điểm cao nhất có thể đạt được, chứ không phải tiêu cực trong thi cử nhé.)

Bằng cách đặt ra những câu hỏi hóc búa/trừu tượng một chút, họ đang kiểm tra khả năng xử lí tình huống bằng ngôn ngữ của thí sinh. Nếu bạn giải quyết được vấn đề một cách đơn giản và logic, dù không có nhiều kiến thức chuyên môn, chẳng có lí gì giám khảo lại không nâng điểm cho bạn.

Tóm lại: nếu có gặp câu hỏi “Ối giời ơi” ở Part 3, đừng nghĩ giám khảo đang chơi khăm mình nhé!

Xem thêm: Từ vựng Ielts chủ đề shopping

4. Ngắt lời bạn có phải thú vui của giám khảo Speaking?

Không. Chắc chắn là không. Giám khảo chỉ ngắt lời bạn trong 3 trường hợp sau:

Khi câu trả lời quá dông dài;

Khi bạn im lặng quá lâu;

Khi hết thời gian.

Cá nhân mình thấy, việc ngắt lời thí sinh ít nhiều sẽ gây khó chịu. Của đáng tội, ai chẳng cáu khi thì đang phiêu tự dưng bị “nhảy vào mồm”? Thật ra, điều này cũng có mặt lợi. Lí do là giám khảo đang tiết kiệm thời gian, cho bạn cơ hội thể hiện khả năng qua các câu hỏi khác (nên nhớ mỗi thí sinh chỉ có tối đa 15 phút nhé!)

Tips để tự tin đối diện với giám khảo Speaking

Chắc hẳn đến đây, nhiều bạn đọc vẫn chưa hết “sợ” giám khảo đâu. Và có lẽ bạn vẫn có rất nhiều trăn trở về việc giám khảo sẽ “trù ếm” mình trong phòng thi Speaking.

Điều này mình hoàn toàn hiểu. Làm chủ kĩ năng Speaking đã khó, làm chủ tâm lí thi còn khó hơn. Học viên chính mình dạy đây này! Khi gặp mình để mock test còn “run như cầy sấy”, nói gì đến chuyện gặp giám khảo.

Thế nhưng, chúng ta không thể để “giám-khảo-phobia” làm bao chữ nghĩa trong đầu tan biến, và bao công sức ôn luyện Speaking đổ bể được. Phí công và phí tiền lắm! Dưới đây, mình sẽ chia sẻ 3 tips nhằm giúp các bạn vững vàng hơn khi đối diện giám khảo.

Những tips dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đối diện với giám khảo trong phòng thi IELTS

Tip #1: Tập trung vào bản thân

Mình hay dặn học viên coi giám khảo như… một cỗ máy biết đặt câu hỏi. Nghe thì có vẻ đau thương, nhưng đúng vậy! Giám khảo chỉ là người hỏi và chấm được chọn ngẫu nhiên. Việc thể hiện kĩ năng hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Bất kể giám khảo là ai, hãy luôn tập trung vào chính mình.

Tip #2: Bình tĩnh

Mình biết, các bạn nghe điều này đến phát ngấy rồi. Nhưng biết làm gì khác bây giờ? Trong mọi tình huống, sự bình tĩnh luôn là biện pháp để giải quyết nhiều vấn đề. Một số hành động cụ thể giúp bạn tìm & giữ được sự bình tĩnh bao gồm:

Cười tươi. Nên nhớ, không phải chúng ta đang cố làm cho giám khảo vui. Nụ cười là để trấn an bản thân! Hãy nghĩ rằng mình là một nhân vật của công chúng. Khi đối diện bất kì tình huống phỏng vấn nào, mình đều sử dụng nụ cười như một “chất xúc tác” để giữ gìn phong thái “ngôi sao”.

Giao tiếp bằng mắt. Đừng lo bắt gặp phải ánh nhìn “dao găm” của giám khảo! Ngược lại, hãy nghĩ rằng giám khảo sẽ bắt phải ánh nhìn bình thản, tự tin của chúng ta. Khi ấy, bản thân họ cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Cử chỉ chân tay. Một chút cử chỉ bằng tay khi nói sẽ giúp bạn thoát ý hơn đấy. Thay vì run lẩy bẩy, thà bạn dồn từng đó năng lượng vào việc múa tay múa chân, miễn sao diễn đạt được điều ta cần. Điều này sẽ giúp bạn tận dụng được sự hồi hộp theo hướng có lợi cho mình.

ielts speaking testNụ cười, ánh mắt & cử chỉ chân tay là những vũ khí tối thượng giúp bạn bình tĩnh trong phòng thi Speaking

Tip #3: Giữ sự chủ động trong bài thi

Trong bài thi IELTS Speaking, sự chủ động luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Không có gì tệ bằng một bài nói thụ động, trì trệ, khiến cho giám khảo phải trầy trật, nỗ lực để “moi” được câu trả lời từ phía bạn. Thay vì như vậy, hãy là người dẫn dắt, đưa giám khảo tới điểm số của bạn! Lúc này thay vì mải lo sợ, bạn sẽ thấy giám khảo như một người đồng hành trong bài thi mà thôi.

Sự chủ động mình nói đến ở đây được thể hiện qua:

Tốc độ phản ứng trước câu hỏi;

Độ chủ động triển khai nội dung câu trả lời

Các yếu tố khác,… Ngay cả ở những chi tiết nhỏ nhất, bạn cũng có thể “phô diễn” sự chủ động của mình. Ví dụ: 

Khi giám khảo hỏi một câu khó, thay vì im lặng hồi lâu, hãy nói một câu gì đấy “lót đường” cho đỡ trống. Chẳng hạn như: That’s a tough question! / Wow, that’s really out of my scope of expertise. (Câu hỏi đó khó phết ạ/ Câu này nằm ngoài tầm hiểu biết của em)

Khi bị giám khảo ngắt lời và yêu cầu chuyển câu, đừng hoảng sợ. Hãy “xuôi theo chiều gió” và đáp lại ngay lập tức: Alright, let’s move on, then! (Được rồi, vậy chúng ta tiếp tục thôi)

Khi câu hỏi có chứa một từ/cụm từ mà mình không hiểu, đừng ngần ngại yêu cầu giám khảo giải nghĩa: Excuse me, could you please explain/define “…”? (Giám khảo có thể nói lại/diễn đạt câu hỏi theo cách khác giúp em được không ạ?)

Xem thêm: 10 lợi ích khi sở hữu chứng chỉ Ielts

Đừng nghĩ rằng những chi tiết này không ăn điểm. Mặc dù chúng không phải câu trả lời chính, song chính nhờ những tiểu tiết này mà giám khảo đánh giá được sự hiệu quả thực sự của bạn trong giao tiếp. Mà đó chẳng phải mục đích tối thượng của bài thi IELTS nói chung và IELTS Speaking nói riêng sao?

Kết luận

Không có sự khác biệt giữa việc chấm điểm giữa giám khảo BC và IDP;

Hãy tập trung ôn luyện cải thiện điểm số. Một khi đã tự tin trong phòng thi, thì giám khảo có là ai đi nữa cũng không ảnh hưởng đến kết quả bài thi của bạn;

Sẽ rất khó để bản thân bạn có thể tự đánh giá và phát hiện lỗi sai của chính mình. Do đó, nếu có khả năng và điều kiện, hãy chọn một giáo viên tốt, hoặc một người bạn đồng hành để có thể hỗ trợ bạn trong phần Speaking này. Họ có thể giúp bạn nhận ra các lỗi sai, phân tích chúng và hướng dẫn bạn cách cải thiện.

Xem thêm: Bài mẫu và từ vựng Ilets Speaking- Topic: Tea or coffee

Scroll