Tip Speaking [ALL LEVELS] – 5 ĐIỀU TỐI KỊ TRONG PHÒNG THI

Tip Speaking [ALL LEVELS] – 5 ĐIỀU TỐI KỊ TRONG PHÒNG THI

Tip Speaking [ALL LEVELS] – 5 ĐIỀU TỐI KỊ TRONG PHÒNG THI

Nhiều thí sinh vào phòng thi muốn gây ấn tượng với giám khảo, nhưng trong khi thi lại có những pha xử lý hơi cồng kềnh, không những KHÔNG gây ấn tượng với giám khảo mà còn làm họ mất cảm tình với mình nữa Dưới đây là 5 điều bạn nên tránh làm nhé :

1. Học tủ

Giám khảo được train để phát hiện lúc nào thí sinh nào đang “tua lại” một câu trả lời học thuộc trước ở nhà. Trong trường hợp này, họ sẽ không để ý tới câu trả lời mà bạn đã dày công kiến tạo đâu, vì nó không phản ánh đúng năng lực thật của bạn. Thay vào đó, họ sẽ “quay” bạn trong phần thi Part 3, và chắc chắn chúng ta không muốn ‘get on the wrong side of the examiner’ đúng không? 

Làm quen với đề, lên ý tưởng, nghiên cứu thêm trên mạng – tất cả đều là những việc bạn nên làm trong quá trình chuẩn bị cho bài thi Speaking, nhưng đừng học tủ cả câu trả lời hoàn chỉnh bạn nhé. Một chút lúng túng khi gặp một câu hỏi khó, một chút nhăn nhó khi tìm từ vựng để diễn đạt – đôi khi lại tốt cho bài thi đấy 

2. Bắn từ vựng

Nhiều thí sinh học một list từ “khủng” ở nhà, và trong khoảng 10-15 phút trong phòng thi cố gắng nhồi thật nhiều những từ đã học vào trong câu trả lời của mình. Việc này cực kì phản tác dụng, vì chắc chắn sẽ có những từ bị dùng sai ngữ cảnh.

Từ vựng tốt (less common vocabulary & idiomatic expressions) nên được dùng sparingly (rải rác). Từ hay nhất là từ thể hiện chính xác những gì BẠN muốn nói. Vậy nên, hãy học từ và dùng từ dựa trên những ý tưởng mà BẠN muốn truyền đạt. Đừng để bản thân bị chi phối bởi việc dùng từ khó bạn nhé .

3. Nói y chang lại đề bài trong Part 2

Đây là một thói quen RẤT PHỔ BIẾN của thí sinh IELTS – bắt đầu phần trả lời Part 2 bằng câu “Today I will tell you about [bê nguyên đề bài]”. Câu này rất thừa thãi, bởi vì giám khảo là người đưa bạn cái đề mà. They know!!! Thay vào đó, bạn nên paraphrase một chút. Ví dụ:

Đề: Describe a memorable trip.

Trả lời: So I’d like to tell you about my trip to Danang last year, and I think it’s safe to say that it was the trip of a lifetime.

4. Lead in … mãi mãi 

Chính vì lý do thứ 3 nên mình thích dẫn dắt một chút trước khi vào trả lời Part 2. Tuy nhiên, nhiều bạn lead in dài quá, 1 phút sau vẫn chưa thấy vào đề. Làm vậy sẽ bị ảnh hưởng tới coherence nghiêm trọng. Bạn nên căn lead in của Part 2 sao cho khoảng từ 15-30s là đẹp. Nếu bạn là người nói chậm, tốt nhất là lead in 1, 2 câu rồi bắn luôn.

Đối với Part 1 và Part 3, mình luôn thích trả lời thẳng vào vấn đề luôn, trừ câu nào khó, tạm thời chưa có ý tưởng thì mới lead in một chút. Cố gắng đừng lead in bằng những câu sến và nhàm như “That’s an interesting question!” hoặc “That’s an even more interesting question than the first one!” – chỉ comment về câu hỏi khi THỰC SỰ CẦN THIẾT thôi nhé.

5. Tán phét với giám khảo

Cái này là cái phô nhất trong các tật xấu ở đây. Phần thi của bạn chỉ bắt đầu khi giám khảo nói “Let’s talk about [topic đầu tiên của Part 1]”.  Trước đó, bạn đừng “tương tác” với giám khảo bằng cách hỏi chuyện người ta, hoặc “dốc bầu tâm sự” khi người ta mới hỏi “Could you tell me your full name please?” Kết thúc bài thi, cũng đừng nán lại hỏi xem họ tối nay làm gì, ăn gì 

Bạn vào phòng là để thi, giám khảo ngồi đó để chấm thi, hãy giúp họ làm tốt công việc của họ và bạn hoàn thành tốt bài thi của mình 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Scroll