Túc từ là gì ? Có bao nhiêu loại túc từ trong tiếng anh?
Bạn không biết túc từ là gì, có bao nhiêu loại túc từ trong tiếng Anh, cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin này qua bài viết dưới đây nhé.
Túc từ là gì
Túc từ trong tiếng Anh được gọi là Object, để hiểu rõ túc từ thì các bạn hãy xem ví dụ nè nhé.
“I love you”
Trong đó sẽ có
-
“I” là chủ từ, là người nói hay thực hiện hành động
-
“Love”: là động từ dùng để diễn tả hành động của chủ từ
-
“You” : là 1 túc từ, người chịu tác động bởi hành động của chủ từ.
Như vậy, túc từ có thể hiểu là 1 đối tượng chịu tác động của một hành động nào đó của đối tượng khác.
Hầu hết các danh từ khi đứng tại vị trí của túc từ thì túc từ thì không thay đổi gì hết, nhưng khi là đại từ nhân xưng thì cần phải có biến thể
Ví dụ : khi muốn nói là tôi thích cô ấy, chúng ta không thể dùng câu nói tiếng anh là “I like He”, bởi “he” ở đây là một túc từ, thế nên ta cũng phải viết nó ở dạng túc từ như hình dưới đây .
Bảng túc từ trong tiếng anh
Ví dụ: “I like him because Mr. Smith teaches us” nghĩa là tôi thích anh ấy vì ông Smith dạy chúng tôi.
Phân biệt túc từ trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Anh
Các bạn cần phải phân biệt được túc từ gián tiếp (indirect object) và túc từ trực tiếp (direct object) trước khi sử dụng.
Cách phân biệt túc từ trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Anh
Chẳng hạn trong câu nói này : tôi viết 1 bức thư cho mẹ tôi
Với câu trên, bạn có thể thấy có đến 2 đối tượng chịu tác động bởi hành động “viết” chính là mẹ tôi và bức thư.
Trong trường hợp này thì mẹ tôi chính là 1 túc từ gián tiếp, còn bức thư chính là túc từ trực tiếp. Thông thường trong câu nói tiếng Anh thì túc từ gián tiếp sẽ có “to ” đi trước, thế nên câu nói trên sẽ chuyển qua tiếng Anh như sau:
“I write a letter to my mother”
Tóm lại, khi túc từ gián tiếp đi ngay sau động từ thì không cần phải thêm “to” vào, còn nếu ngược lại thì cần phải có “to ” phía trước.
Bạn cũng có thể viết lại câu trên bằng tiếng Anh theo cách sau:
“I write my mother a letter”.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ thêm túc từ là gì và cách phân biệt ra sau trong từng câu nói.
Adjective - Adverbs - Tính từ và trạng từ
Hiểu rõ chức năng, vị trí cũng như cách dùng từng loại từ trong câu, trong đó có tính từ và trạng từ sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể các kỹ năng tiếng Anh của mình.
1. Tính từ
– Tính từ là từ chỉ tính chất, mức độ, phạm vi, … của một người hoặc vật. Nó bổ nghĩa cho danh từ, đại từ hoặc liên động từ (linking verb). Nó trả lời cho câu hỏi: What kind? Tính từ luôn đứng trước danh từ được bổ nghĩa.
Ví dụ:
This is my beloved grandfather.
Đây là người ông đáng kính của tôi.
– Trừ trường hợp “galore (nhiều, phong phú, dồi dào) và “general” trong tên các cơ quan, các chức vụ lớn là hai tính từ đứng sau danh từ được bổ nghĩa:
Ví dụ:
There were people galore in your party.
Có rất nhiều người trong bữa tiệc của bạn.
UN Secretary General
Tổng thư ký Liên hợp quốc.
– Tính từ đứng sau các đại từ phiếm chỉ (something, anything, anybody…)
Ví dụ:
It’s something interesting.
Thứ gì thú vị thế.
She is somebody quite reserved.
Cô ấy là người khá dè dặt.
– Tính từ được chia làm 2 loại là tính từ mô tả (Descriptive adjective) và tính từ giới hạn (Limiting adjective). Tính từ mô tả là các tính từ chỉ màu sắc, kích cỡ, chất lượng của một vật hay người. Tính từ giới hạn là tính từ chỉ số lượng, khoảng cách, tính chất sở hữu, … Tính từ không thay đổi theo ngôi và số của danh từ mà nó bổ nghĩa, trừ trường hợp của “these” và “those”.
– Khi tính từ mô tả bổ nghĩa cho một danh từ đếm được số ít, nó thường có mạo từ”a, an” hoặc “the” đứng trước.
Ví dụ:
What a nice day!
Thật là một ngày tuyệt vời.
I want to buy an orange pen case.
Tôi muốn mua một chiếc hộp bút màu cam.
– Tính từ đi trước danh từ nhưng đi sau liên từ . Tính từ chỉ bổ nghĩa cho danh từ, đại từ và liên từ.
– Nếu trong một cụm từ có nhiều tính từ cùng bổ nghĩa cho một danh từ thì thứ tự các tính từ sẽ như sau:tính từ sở hữu hoặc mạo từ, opinion(ý kiến), size(kích cỡ), age(tuổi tác), shape(hình dáng), color(màu sắc), origin(nguồn gốc), material(chất liệu), purpose(mục đích). Chú ý rằng tính từ sở hữu (my, your, our…) hoặc mạo từ (a, an, the) nếu có thì luôn đi trước các tính từ khác. Nếu đã dùng mạo từ thì không dùng tính từ sở hữu và ngược lại.
Ví dụ:
This is a beautiful large new round brown table.
Đây là một chiếc bàn gỗ tròn to màu nâu xinh xắn.
He is a kind old Vietnamese man.
Anh ấy là một người Việt Nam nhiều tuổi rất tốt bụng.
2. Trạng từ (phó từ)
Phó từ bổ nghĩa cho động từ, cho một tính từ hoặc cho một phó từ khác. Nó trả lời cho câu hỏi How?
Ví dụ:
He runs fastly. (How does he run)
Anh ấy chạy nhanh. (Anh ấy chạy như thế nào)
She cooks very well. (How does she cook?)
Cô ấy nấu ăn rất ngon. (Cô ấy nấu ăn như thế nào?)
– Thông thường, các tính từ mô tả có thể biến đổi thành phó từ bằng cách thêm đuôi-ly vào tính từ.
Ví dụ: He is a careful driver. He always drives carefully.
Anh ấy là người tài xế cẩn thận. Anh ấy luôn luôn lái xe cẩn thận.
– Thông thường, các tính từ mô tả có thể biến đổi thành phó từ bằng cách thêm đuôi-ly vào tính từ.
Ví dụ:
He is a skillful tennis player. He plays tennis skillfully.
Anh ấy là một người chơi tennis rất thành thục. Anh ấy chơi tennis rất thành thục.
Tuy nhiên, có một số tính từ không theo quy tắc trên:
* Một số tính từ đặc biệt: good => well; hard => hard; fast => fast; …
Ví dụ:
She works very hard from morning till night.
Cô ấy làm việc rất vất vả từ sáng đến tối.
-
Một số tính từ cũng có tận cùng là đuôi –ly (lovely, friendly) nên để thay thế cho phó từ của các tính từ này, người ta dùng: in a/ an + Adj + way/ manner.
Ví dụ:
Peter is a friendly man. He behaved me in a friendly way.
Peter là một người con trai rất thân thiện. Anh ấy cư xử với tôi một cách rất thân thiện.
Các từ sau cũng là phó từ: so, very, almost, soon, often, fast, rather, well, there, too. Các phó từ được chia làm 6 loại sau:
– Các phó từ thường đóng vai trò trạng ngữ trong câu. Ngoài ra các ngữ giới từ cũng đóng vai trò trạng ngữ như phó từ, chúng bao gồm một giới từ mở đầu và danh từ đi sau để chỉ: địa điểm (at school), thời gian (at 6 pm), phương tiện (by bike), tình huống, hành động. Các cụm từ này đều có chức năng và cách sử dụng như phó từ, cũng có thể coi là phó từ.
– Về thứ tự, các phó từ cùng bổ nghĩa cho một động từ thường xuất hiện theo thứ tự:manner, place, time.Nói chung, phó từ chỉ cách thức của hành động (manner – cho biết hành động diễn ra như thế nào) thường liên hệ chặt chẽ hơn với động từ so với phó từ chỉ địa điểm (place) và phó từ chỉ địa điểm lại liên kết với động từ chặt chẽ hơn phó từ chỉ thời gian (time).
Ví dụ: The little boy has been waiting his mother patiently at the school gate for hours.
– Về vị trí, các phó từ hầu như có thể xuất hiện bất cứ chỗ nào trong câu: cuối câu, đầu câu, trước động từ chính, sau trợ động từ nhưng cũng vì thế, nó là vấn đề khá phức tạp. Vị trí của phó từ có thể làm thay đổi phần nào ý nghĩa của câu.
3. Dấu hiệu nhận biết tính từ và trạng từ
Việc xác định đuôi tính từ (hay trạng từ) đóng một vai trò quan trọng trong việc trả lời câu hỏi.
3.1. Dấu hiệu nhận biết tính từ
-
Tận cùng là “able”: comparable, comfortable, capable, considerable…
Ví dụ:
We are capable of building this house.
Chúng tôi có đủ khả năng xây dựng ngôi nhà này.
Tận cùng là “ible”: responsible, possible, flexible
Ví dụ:
No one is responsible for his death.
Không ai chịu trách nhiệm cho cái chết của ông ta.
-
Tận cùng là “ous”: dangerous, humorous, notorious, poisonous
Ví dụ:
This kind of snake is very dangerous.
Loài rắn này rất nguy hiểm.
-
Tận cùng là “ive”: attractive, decisive
Ex: She is a decisive leader.
Cô ấy là người lãnh đạo đầy quyết đoán.
-
Tận cùng là “ent”: confident, dependent, different
Ví dụ:
This book is very different from the others.
Quyển sách này khác với những quyển còn lại.
-
Tận cùng là “ful”: careful, harmful, beautiful
Ex: My brother is a careful driver.
Anh trai tôi là một người lái xe rất cẩn thận.
-
Tận cùng là “less”: careless, harmless
Ví dụ:
He failed the exam because of his careless attitude.
Anh ấy trượt kì thi vì thái độ bất cẩn của mình.
-
Tận cùng là “ant”: important
Ví dụ:
The most important thing in his life is his child.
Điều quan trọng nhất trong cuộc đời của anh ấy là đứa con.
-
Tận cùng “ic”: economic, specific, toxic
Ví dụ:
Let’s highlight the specific main point in your essay.
Hãy làm nổi bật ý quan trọng trong bài viết của bạn
-
Tận cùng là “ly”: friendly, lovely, costly
Ví dụ:
He is the most friendly person I’ve known.
Anh ấy là người thân thiện nhất mà tôi từng biết.
-
Tận cùng là “y”: rainy, sunny, muddy (đầy bùn), windy…
Ví dụ:
I like windy weather.
Tôi thích thời tiết đầy gió.
-
Tận cùng là “al”: economical, historical, physical…
Ví dụ:
Taking bus to work is a economical way to save money.
Bắt xe buýt đi làm là một cách tiết kiệm tiền bạc.
-
Tận cùng là “ing”: interesting, exciting, moving = touching (cảm động)
Ví dụ:
The film I saw last night was very interesting.
Bộ phim tôi xem tối qua rất thú vị.
-
Tận cùng là “ed”: excited, interested, tired, surprised…
Ví dụ:
She is tired of doing too much homework.
Cô ấy mệt mỏi về việc làm quá nhiều bài tập về nhà.
3.2. Dấu hiệu nhận biết Trạng từ
Trạng từ kết cấu khá đơn giản:
Adv= Adj+ly: wonderfully, beautifully, carelessly…
Ví dụ:
She draws very beautifully.
Cô ấy vẽ rất đẹp.
Bài tập: Chọn đáp án đúng
1. Check your work…..
a. carefully
b. careful
2. I know them…..
a. good
b. well
3. She sometimes goes to school …..
a. lately
b. late
4. I can’t understand if you speak so …..
a. fastly
b. fast
5. It was very ….. of you to help me.
a. nicely
b. nice
6. She …. finishes her task on time.
a. hardly
b. sometime
7. Turn down the television. It’s too …..
a. loud
b. loudly
8. Jane is … because her job is …..
a. tired/tiring
b. tired/tired
9. He has lived in London for some years so he speaks …..
a. fluently English
b. English fluently
10. The old woman sits …..
a. quietly by the door for an hour
b. quietly for an hour by the door
Đáp án:
1.A 2.B 3.B 4.A 5.B 6.A 7.A 8.A 9.B 10.A